Các chất khử khuẩn trong y tế và phòng dịch
Để giảm thiểu những nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh, các cơ sở khám chữa bệnh và phòng bệnh thường sử dụng một số hóa chất khử khuẩn được phép sử dụng trong lĩnh vực y tế nhằm ngăn ngừa sự nhiễm trùng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Cần biết tác dụng của các loại hóa chất khử khuẩn này để sử dụng phù hợp.
CỒN HAY ALCOHOL
Cồn là tên gọi thông thường của alcohol, thành phần hóa học của cồn hay alcohol có chứa nhóm hydroxyl (OH-). Trên thực tế, cồn hay alcohol được sử dụng nhiều nhất là loại ethanol, còn gọi là ethyl alcohol hay cồn ethylic và loại iso-propanol hay cồn iso-propylic. Nồng độ alcohol thường dùng từ 60 đến 90%. Cồn hay alcohol có cơ chế tác dụng làm đông vón chất protein của vi sinh vật, nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình này nên thực tế khi sử dụng không bao giờ dùng cồn hay alcohol nguyên chất mà thường dùng hỗn hợp với nước. Chúng có khả năng diệt được các vi khuẩn, vi-rút, nấm nhưng không thể diệt được nha bào. Cồn hay alcohol thường dùng để khử khuẩn nhiệt kế dùng bằng đường miệng và đường hậu môn, ống nghe, panh, kéo, ống nội soi mềm… Ngoài ra chúng cũng được sử dụng để sát khuẩn da, bàn tay, bề mặt một số thiết bị và dụng cụ, một số bề mặt cứng… Tuy vậy nhưng trên thực tế không dùng cồn để tiệt khuẩn dụng cụ do không diệt được nha bào. Ưu điểm của cồn hay alcohol là có giá thành thấp, không để lại chất tồn dư trên các loại dụng cụ, không có mùi độc hại, không nhuộm màu các dụng cụ… Nhược điểm của cồn hay alcohol là không diệt được nha bào và một số loại vi-rút hoặc nấm, có khả năng làm thoái hóa chất nhựa và chất cao su, dễ cháy và bay hơi rất nhanh.
Cồn hay alcohol là chất khử khuẩn thông dụng thường được dùng.
CHLOR VÀ CÁC HỢP CHẤT CÓ CHLOR
Các hợp chất có chlor được sử dụng phổ biến nhất là muối hypochlorite của natri và calci, còn được gọi là thuốc tẩy hay nước Javel. Tiếp theo đó là chloramine B, chloramine T, chlorine dioxide và các muối natri dichloro-isocyanurate (NaDCC) hay natri troclosene (presept); đây là các hợp chất có tác dụng kéo dài hơn nước Javel do khả năng giữ được chlor lâu hơn. Về cơ chế tác dụng, hoạt chất có ảnh hưởng chủ yếu của các hợp chất chứa chlor là acid hypochlore (HClO) ở dạng không phân ly. Hoạt chất này bền vững hơn đối với các chế phẩm chứa chlor có độ pH acid, vì vậy các chế phẩm chlor có độ pH càng thấp có nghĩa là càng acid thì có tác dụng diệt khuẩn càng mạnh như natri dichloro-isocyanurate (NaDCC) có tác dụng mạnh hơn hẳn so với dung dịch nước Javel có cùng hàm lượng chất chlor do hai nguyên nhân: nước Javel có bản chất là kiềm, còn NaDCC có bản chất là acid; hơn nữa trong NaDCC chỉ có 50% lượng chlor sẵn có ở dưới dạng tự do (HClO và OCl-), phần còn lại ở dạng hợp chất như monochloro-isocyanurate và dichloro-isocyanurate. Tuy vậy theo các nhà khoa học, cơ chế tác dụng chưa được giải thích đầy đủ, có thể do oxy hóa enzyme và amino acid của vi khuẩn, ức chế tổng hợp protein, giảm trao đổi chất… Cũng như cồn hay alcohol, chất chlor và các hợp chất chứa chlor có khả năng diệt được các vi khuẩn, vi-rút, nấm nhưng không diệt được nha bào; chúng có tác dụng khử khuẩn ở mức độ trung bình nên được sử dụng rộng rãi để khử khuẩn một số loại dụng cụ, các bề mặt, sàn nhà, tường nhà, khử khuẩn và tẩy trắng đồ vải… Ngoài ra một số chế phẩm khác được dùng để xử lý nguồn nước. Thực tế chất chlor và các hợp chất chứa chlor có tác dụng khác nhau tùy theo nồng độ và cách sử dụng, vì vậy cần dùng theo hướng dẫn quy định của nhà sản xuất. Ưu điểm của chất chor và các hợp chất chứa chlor là giá thành không cao, có tác dụng nhanh, không bị ảnh hưởng bởi độ cứng của nước, có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau và dễ rửa sạch, không để lại chất tồn dư gây kích ứng. Tuy vậy một số nhược điểm cũng được ghi nhận là cần sử dụng đúng nồng độ mới có tác dụng, hoạt chất dễ bị bất hoạt bởi các chất hữu cơ ngoại trừ các chế phẩm giải phóng từ từ như NaDCC; chúng cũng dễ bị thoái hóa bởi ánh sáng và nhiệt độ trong quá trình bảo quản, có thể ăn mòn đối với một số kim loại, thời gian diệt khuẩn nhiều khi không được xác định rõ, không có phương pháp giúp xác định chính xác nồng độ hoạt chất; đồng thời không bền nhất là khi ở dạng dung dịch.
NANO BẠC
Nano bạc bao gồm các hạt bạc có kích thược nano, khoảng từ 1-100 nanomet. Thông thường kích thước đo được khoảng 25 nanomet. Các hạt Nano bạc có diện tích mặt rất lớn giúp gia tăng tiếp xúc của chúng với vi khuẩn hoặc nấm vì thế cho hiệu quả diệt khuẩn ngay khi tiếp xúc.
Thông thường, các hạt nano bạc được điều chế theo phương pháp hóa học sử dụng các hóa chất có thành phần là bạc nên dung dịch nano bạc thu được hay bị nhiễm tạp chất, ngoài ra cần phải sử dụng dung dịch ổn định kích thước nano khi lưu trữ, nên hiệu quả diệt khuẩn sẽ không cao bằng nano được sản xuất trực tiếp từ bạc nguyên chất.
Hiện nay, các chuyên gia đã phát minh ra thiết bị diệt khuẩn bằng nano bạc tươi, với các hạt nano bạc được sản sinh tức thì qua cơ chế điện phân điện cực bạc nguyên chất 9999. Chính vì được sản sinh ngay khi dùng mà không qua bất kỳ dung môi bảo quản nào, nên các hạt nano bạc tươi có tác dụng diệt khuẩn mạnh tới 99,99% vi khuẩn, vi trùng trên bề mặt chỉ trong 10 phút ngâm rửa.
Tuy nhiên có một nhược điểm rất lớn của Nano bạc đó chính là sự làm dụng thiếu hiểu biết sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc bạc do các hạt Nano có khả năng xuyên qua tế bào da, đi vào cơ thể người tại nên tính ngộ độc thiếu an toàn nếu như lạm dụng quá nhiều trong ngành nông nghiệp. Cho nên đa phần các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu thường không được sử dụng Nano Bạc để xử lý, đây là một phương pháp bảo quản không được chấp nhận cho các sản phẩm xuất khảu vào các thị trường khó tính như Nhật, Châu Âu do không kiểm soát được hàm lượng bạc có trong sản phẩm, gây nên hiện tượng kim loại nặng trong sản phẩm nông nghiệp về lâu dài có khả năng gây ra ung thư.
OZONE
Ozone là một dạng của oxy. Oxy mà chúng ta thở là ở dạng các phân tử oxy (O2) — hai nguyên tử oxy liên kết với nhau. Trong khi đó, ozone bao gồm ba nguyên tử oxy liên kết với nhau (O3). Hầu hết các ozone trong không khí thường tồn tại ở lớp không khí phía trên được gọi là tầng bình lưu. Ozone là chất khí có màu xanh nhạt và có mùi khó chịu. Trong khi đó, oxy (O2) cho sự sống lại là chất khí không màu, không mùi. Ozone ít phổ biến hơn so với oxy thường, cứ 10 triệu phân tử không khí thì có khoảng 2 triệu phân tử oxy thường, nhưng chỉ có 3 phân tử ozone.
Khí ozone có tác dụng gì
+ Tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng, virus và các loại nấm mốc.
+ Khử các tế bào ung thư nếu trong giai đoạn đầu, u nang, men và các nấm có hại
+ Oxy hoá sắt, mangan sulfua và hydro sulffua.
+ Khử sạch mùi hôi, loại bỏ dầu mỡ và các chất gây ô nhiễm khác trong nước.
+ Khử mùi trong không khí như khói thuốc lá, mùi hôi, mùi ẩm mốc, mùi điều hòa, mùi thức ăn
+ Làm cho nước sạch sẽ và trong trẻo hơn, mát mẻ hơn, đồng thời loại bỏ đi những ion có hại trong nước
+ Ozone không làm mất màu tóc và quần áo.
+ Ozone không tạo thành các sản phẩm phụ gây ô nhiễm cho nước.
+ Ozone tiêu diệt các mầm vi sinh gây bệnh nước và không khí .
+ Ozone không gây ung thư, thân thiện với môi trường
– Khử trùng nước uống trong dây chuyền lọc nước tinh khiết trước khi đóng chai, đóng bình.
– Khử mùi trong các xưởng sản xuất công nghiệp, nhà ở, trường học …
– Khử các chất gây ô nhiễm có trong nước bằng phương pháp hóa học (sắt, asen, sulfua hiđrô, nitrit, và các chất hữu cơ phức tạp liên kết với nhau tạo ra “màu” của nước.
– Hỗ trợ trong quá trình kết tụ (là quá trình kết tụ của các phân tử, được sử dụng trong quá trình lọc để loại bỏ sắt và asen).
– Làm sạch và tẩy trắng vải (việc sử dụng để tẩy trắng được cấp bằng sáng chế).
– Hỗ trợ trong gia công chất dẻo (plastic) để cho phép mực kết dính.
– Xử lý mùi vi khuẩn trong các lò mổ, các trang trại chăn nuôi, chăn nuôi thủy hải sản, Xử lý nước bể bơi …
– Khử vi khuẩn trong không khí khi xảy ra dịch bệnh …
Có thể nói có rất nhiều sản phẩm có thể dùng để khử trùng và phòng dịch … Tuy nhiên tại sao sản phẩm Ozone luôn được lựa chọn hàng đầu
1/- Giá thành chi phí rẻ.
2/- Không phải là hóa chất và không độc hại
3/- Tính sát khuẩn cực cao
4/- Dể sử dụng và ứng dụng rộng rãi, đa dạng hơn so với các sản phẩm khác
5/- Sản phẩm được Nhật Bản lựa chọn là công nghệ mang tính diệt khuẩn cao, xử lý và bảo quản nông sản an toàn hiệu quả.
6/- Sản phẩm mang tính nhân văn (kiểm định và nhận thấy kết quả tức thời so với các sản phẩm khác).
7/- Chất lượng cam kết, đảm bảo khi sử dụng lâu dài và thân thiện với môi trường …
Comment (1)
Great content! Super high-quality! Keep it up! 🙂