Thực phẩm “Sạch – Bẩn hay An toàn”

Thực phẩm “Sạch – Bẩn hay An toàn”

  1. Khái niệm thực phẩm bẩn ngày nay

Thực phẩm bẩn là tên gọi mà người ta thường nói khi nhắc tới những loại thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y Tế, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng chúng. ‘Thực phẩm bẩn’ bây giờ trở thành một danh từ phổ biến và mang ý nghĩa bao trùm. Nó được sử dụng ở khắp mọi nơi. Hàng loạt cơ quan truyền thông tuyên chiến với ‘thực phẩm bẩn’.

Tuy nhiên, đây chỉ là cách gọi chung chung của đa số người dân chứ không có định nghĩa rõ ràng và theo đúng thì chỉ có quy chuẩn về thực phẩm an toàn cũng như không an toàn. Mỗi loại thực phẩm đều có quy định riêng về ngưỡng an toàn và khi có loại thực phẩm nào đó chứa những yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe con người thì mới được gọi là thực phẩm không an toàn.

Khái niệm thực phẩm bẩn hiện nay

Có phải ‘bẩn’ nghĩa là gây hại cho sức khoẻ, hoặc cụ thể hơn là ‘gây ung thư’. Nếu vậy thì trong rau thịt có chứa hoá chất nào thì có thể gây hại cho sức khoẻ, loại hoá chất nào gây ung thư, hay là chỉ cần có chứa vi khuẩn e-coli – tức là mất vệ sinh ở mức cơ bản nhất – thì đã gây ung thư rồi. Và nếu xét khái niệm ‘bẩn’ ở góc độ này thì có bao nhiêu loại hoá chất cần cấm, bao nhiêu loại hoá chất nông dân cứ tự nhiên mà sử dụng.

Hay là ‘bẩn’ nghĩa là được tạo ra bằng phương pháp canh tác sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, chất hoá học trong nuôi trồng của nông dân nước ta hiện nay. Nếu thế thì phải chăng là sản phẩm nông nghiệp tự nhiên, chỉ gieo hạt trên đất không chăm bón gì thì mới được coi là ‘sạch’.

Những quan điểm trái chiều về thực phẩm bẩn-sạch

Đến cuối ngày người ta tuyên chiến với thực phẩm ‘bẩn’ mà không hề chỉ rõ được ra thế nào là ‘bẩn’. Chuẩn ‘bẩn’ của Mỹ có khác chuẩn ‘bẩn’ của Việt Nam không; vì nông sản xuất khẩu nước ta thường xuyên bị nước bạn trả lại vì dư lượng kháng sinh. Và chuẩn ‘sạch’ của Trung Quốc có cùng chuẩn ‘sạch’ với Việt Nam không, vì một lượng lớn nông sản nước ta nhập từ nước này.

Thực phẩm bẩn rất khó phát hiện bằng mắt thường của chúng ta

Thực phẩm bẩn rất khó phát hiện bằng mắt thường của chúng ta. Những người có kinh nghiệm quan sát khi đi chợ có thể phân biệt được tuy nhiên trong đa số trường hợp không thể nhận biết được đâu là thực phẩm bẩn và đâu là thực phẩm an toàn. Vì ngày nay các đối tượng vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm có nhiều thủ đoạn tinh vi khiến người tiêu dùng mắc lừa chúng. Cách đây một năm cũng có vụ giả thịt lợn thành thịt bò, nhiều người vẫn không thể phân biệt được hai loại thịt này vì sau khi xử lý bằng hoá chất rất khó có thể phân biệt. Muốn biết chính xác thì cần phải nhờ vào việc kiểm tra qua một quá trình xét nghiệm kỹ lưỡng của những người có nhiều kinh nghiệm hoặc có trình độ chuyên môn.

  1. Cần đề cao tinh thần cảnh giác với thực phẩm bẩn

Sau khi đã hiểu rõ vấn đề thực phẩm bẩn là gì, chúng ta cần cân nhắc hơn trong việc lựa chọn thực phẩm. Hiện nay, vì lợi nhuận mà nhiều nhà kinh doanh không màng tới sức khỏe của người tiêu dùng, cố ý sử dụng các loại hóa chất gây ra tồn dư kháng sinh trong thực phẩm, làm thực phẩm nhiễm các chất độc hại, ấu trùng, giun sán,…v….v… Chính vì thế mà người dân cần đặc biệt cảnh giác trong chuyện ăn uống của gia đình và chính bản thân mình. Nhiều người khi nấu ăn ở gia đình rất cẩn thận nhưng khi đến các nhà hàng sang trọng lại hoàn toàn tin tưởng vào vệ sinh an toàn thực phẩm ở đấy, tuy nhiên các nhà hàng lớn cũng chưa chắc có thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Lựa chọn thực phẩm an toàn đảm bảo

Thực phẩm bẩn giờ đây đã trở thành một vấn đề chung của xã hội, tuy khó phát hiện nhưng người tiêu dùng có thể phòng tránh bằng cách cẩn thận trong chọn mua và nấu nướng hàng ngày. Nên xem xét nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm cũng như tìm mua từ những nơi tin cậy uy tín để tránh dùng phải thực phẩm không an toàn gây nguy hại cho sức khỏe.

Hiện nay, tình trạng ngộ độc thực phẩm do ảnh hưởng từ thuốc tăng trọng, kích thích sinh trưởng, trừ sâu, bảo quản, chống ẩm mốc,… vẫn diễn ra. “Ăn gì cũng sợ” là cụm từ thường được nghe nhiều từ các bà nội trợ. Khi chọn mua thực phẩm cho gia đình, các bà nội trợ thường băn khoăn bởi thực phẩm sạch, bẩn lẫn lộn, tràn lan.

Các bà nội trợ thường băn khoăn bởi thực phẩm bẩn tràn lan

Dạo một vòng quanh các chợ, người tiêu dùng dễ dàng bị “rối” trước hàng loạt loại thực phẩm được bày bán. Nếu chỉ bằng mắt thường, chúng ta không thể phân biệt đâu là thực phẩm sạch, đâu là thực phẩm bẩn. Từ thịt, cá, rau, củ, quả cho đến bánh, kẹo, nước ngọt, thực phẩm chế biến đóng gói sẵn,… tất cả đều tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

  1. Dựa vào nhận thức của người tiêu dùng là chính

Người tiêu dùng vừa là nạn nhân cũng vừa là người quyết định sự sống còn của nhà sản xuất. Việc chọn mua những thực phẩm sạch, an toàn không chỉ bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình mà còn góp phần khuyến khích sản xuất thực phẩm an toàn. Chính vì thế, thay vì “chờ đợi” các ngành chức năng vào cuộc xử lý nạn kinh doanh thực phẩm bẩn, mỗi người tiêu dùng hãy phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc tuyên truyền, phổ biến, vận động, giám sát, phát hiện, kiến nghị, tố cáo hành vi vi phạm về ATTP.

 

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *